Cách làm bữa phụ cho bé tăng cân, cao khỏe và phát triển toàn diện

Video cách làm món bữa phụ cho bé

Bên cạnh bữa ăn chính bé còn cần các bữa phụ để đảm bảo có đủ dưỡng chất cho sự phát triển. Dưới đây là thực đơn bữa phụ cho bé vô cùng đơn giản, cách chế biến nhanh nhưng thơm ngon, hấp dẫn, mời mẹ tham khảo.

Vai trò của bữa phụ trong sự phát triển của trẻ

Trẻ nhỏ có nhu cầu về năng lượng lên đến ⅔ nhu cầu năng lượng của một người trưởng thành. Tuy nhiên, tiết diện bao tử của trẻ còn nhỏ. Do đó, để nạp đủ số lượng thức ăn mà cơ thể cần qua 3 bữa chính (như người lớn) thì hệ tiêu hóa của trẻ dễ bị quá tải.

Tình trạng hệ tiêu hóa “quá tải” kéo dài dễ dẫn đến nhiều biến chứng như rối loạn tiêu hóa, đầy hơi, khó tiêu, rối loạn hấp thu dưỡng chất,… Lúc này mẹ nên chia nhỏ 3 bữa lớn thành nhiều bữa nhỏ hơn để giảm tải cho hệ tiêu hóa của bé, tạo điều kiện “tái cấu trúc” lại cách hệ tiêu hóa làm việc, giúp bé hấp thu dinh dưỡng tốt hơn, mau lớn hơn.

Mặc dù được gọi là bữa phụ nhưng vai trò của bữa phụ lại không hề “phụ”. Đặc biệt là đối với những trẻ trong tình trạng suy dinh dưỡng, biếng ăn thì bữa phụ lại càng cần thiết hơn. Bữa phụ cho bé không chỉ giúp đảm bảo nguồn dinh dưỡng cần thiết mà còn tạo ra sự khác biệt về khẩu vị, đa dạng hóa khẩu phần ăn khiến bé thấy thích thú và ăn ngon miệng hơn vào các bữa chính.

Khi nào nên chuẩn bị bữa phụ cho bé?

Mẹ có thể bắt đầu cho bé tập ăn bữa phụ từ tháng thứ 6 trở đi bởi giai đoạn từ 6 – 12 tháng tuổi chính là khoảng thời gian tập ăn dặm lý tưởng nhất. Lúc này bé đã có thể ngồi thẳng, ngồi ghế tựa mà ít cần đến sự hỗ trợ của mẹ.

Bên cạnh đó, sau 6 tháng tuổi, nguồn dinh dưỡng từ sữa mẹ hay sữa công thức đều chưa đủ để giúp bé no lâu nên việc kết hợp thêm các món ăn phụ cho bé là cần thiết để đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng mà bé cần.

Những bé ở độ tuổi từ 12 tháng trở đi cần ít nhất 1 – 3 bữa phụ một ngày vào giữa buổi sáng, buổi chiều và buổi tối. Tuy nhiên không phải tất cả các trẻ đều như vậy. Mỗi em bé là một bản thể khác biệt có nhu cầu dinh dưỡng cũng không giống nhau. Vì vậy mẹ nên chú ý quan sát con nhiều hơn để xem con có đói và cần thêm bữa phụ hay không. Nhưng tốt nhất là mẹ nên thiết kế bữa phụ cho bé hàng ngày để hình thành thói quen ăn uống tốt cho hệ tiêu hoá.

Khi nào cho bé ăn bữa phụ là tốt nhất?

Khoảng cách lý tưởng giữa bữa chính và bữa phụ nên là từ 2 – 3 tiếng. Điều này nghĩa là nếu con ăn sáng lúc 7h thì 9h – 10h sáng là thời điểm con cần một bữa phụ. Nếu con ăn trưa lúc 12h thì 15h – 16h chiều mẹ cho con một bữa phụ. Nếu con ăn bữa tối lúc 18h thì đến 20h – 21h trước khi con ngủ mẹ hãy cho bé một bữa phụ nhẹ nhàng nữa.

Các lưu ý khi lên thực đơn bữa ăn phụ cho bé

Bữa phụ cho bé chỉ là cách gọi nhằm phân biệt với 3 bữa chính trong ngày chứ nó không mang ý nghĩa chỉ vai trò của ăn. Vì vậy mẹ đừng bao giờ xem nhẹ bữa phụ của con nhé! Dưới đây là một số lưu ý khi lên thực đơn bữa ăn phụ cho bé mời mẹ cùng tham khảo:

  • Bữa phụ của bé nên đảm bảo đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng là: chất béo, chất đạm, chất đường bột và cuối cùng là vi chất dinh dưỡng (vitamin, khoáng chất). Các món phụ cho bé cũng cần phải đầy đủ các chất dinh dưỡng và đa dạng như món ăn chính.
  • Mẹ nên tránh cho bé ăn các món thức ăn sẵn, đồ chế biến sẵn nhiều dầu mỡ, quà vặt hay thức ăn quá ngọt như kẹo ngọt, nước ngọt có ga… Đây đều là những món ăn kém dinh dưỡng, dễ khiến bé tích mỡ, tăng cân kém lành mạnh.
  • Bữa phụ chính là cơ hội hoàn hảo để mẹ giới thiệu cho bé các món ăn mới mà không làm ảnh hưởng quá nhiều đến nguồn năng lượng hàng ngày của bé. Nếu bé có từ chối món ăn ở bữa phụ thì bữa chính vẫn cung cấp đủ mức năng lượng tối thiểu mà bé cần. Do đó, mẹ hãy mạnh dạn thử làm món mới, mạnh dạn “sai” và thử nghiệm để tìm ra đâu là các món phụ mà bé thích ăn nhất
  • Bữa phụ cho bé phụ cần được thiết kế với liều lượng thức ăn vừa phải. Thời gian lý tưởng của các bữa phụ là xen giữa 3 bữa chính và cách bữa chính ít nhất 2 tiếng.
Tham Khảo Thêm:  Cách làm bạch tuộc nhúng giấm ngon giòn sần sật cực đơn giản

7 thực phẩm cho bữa phụ tốt nhất

Khi nhắc đến các món ăn phụ cho bé, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến sinh tố hay các loại bánh quy đơn giản. Tuy nhiên nếu cứ lặp lại các món như vậy bé sẽ bị nhàm chán. Do đó, để đa dạng thực đơn các món phụ cho bé, mẹ nên tham khảo các thực phẩm sau đây:

1. Sữa

Sữa là nguồn cung cấp chất đạm, canxi, vitamin D3 cùng các axit amin quan trọng. Chất đạm giúp bé tăng trưởng khối lượng cơ nạc, trong khi đó Canxi và vitamin D3 giúp xương chắc khỏe, phát triển chiều cao tối ưu. Vì vậy, sữa được xem là thực phẩm hoàn hảo nhất đáp ứng sự phát triển thể chất của trẻ. Lựa chọn 1 cốc sữa để làm bữa phụ cho bé thật sự là một sự lựa chọn tuyệt vời.

2. Sữa chua

Sữa chua là chế phẩm từ sữa, có vị chua thanh mát dễ ăn, chứa nhiều “lợi khuẩn” tốt cho đường ruột (gọi là Probiotic), hỗ trợ tiêu hóa hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn, tăng cường sức đề kháng cho trẻ.

Cũng tương tự như sữa tươi, sữa chua rất giàu dinh dưỡng. Thành phần của sữa chua giúp bổ sung canxi, protein và năng lượng cho bé cao lớn và năng động hơn mỗi ngày. Sữa chua có thể dễ dàng kết hợp cùng với nhiều món khác. Vị chua ngọt nhẹ giúp bé bừng tỉnh vị giác, bật tuôn năng lượng sảng khoái, rất thích hợp để làm bữa phụ cho bé vào xế chiều.

3. Trứng

Một trong các món ăn phụ cho bé không thể bỏ qua là trứng. Trứng cũng rất dễ dàng luộc chín, tiện lợi cho bé mang theo đến trường, làm bữa phụ ăn trong giờ ra chơi hoặc sau giấc ngủ trưa. Trong trứng chứa rất nhiều muối khoáng, vitamin, chất đạm và chất béo. Chất đạm tập trung chủ yếu ở phần lòng trắng trứng, còn vitamin A, D, E, K và các chất béo tốt như Omega-3 tập trung chủ yếu ở phần lòng đỏ trứng.

Ở trẻ nhỏ thì không có tình trạng cholesterol máu cao nên mỗi ngày mẹ có thể bổ sung cho bé 1 đến 2 quả trứng. Mẹ nên chọn trứng gà ta có nguồn gốc rõ ràng và nếu bé dưới một tuổi thì chỉ nên cho ăn lòng đỏ.

4. Hoa quả tươi

Hoa quả tươi chứa nhiều chất xơ, khoáng chất tự nhiên cùng các vitamin có lợi cho hệ miễn dịch hoạt động khỏe mạnh. Đa số các loại trái cây thì đều có vị ngọt và thanh mát nên hầu như các bé đều rất thích ăn.

Mẹ nên chọn trái cây theo mùa làm một trong các món phụ cho bé vì lúc đó trái cây sẽ ngon hơn, ngọt hơn. Ngoài ra nên ưu tiên các loại quả giàu chất xơ và nhiều khoáng chất như: đu đủ, chuối, bơ, táo, ổi,…Nếu bé ngán ăn trái cây, mẹ có thể thử “biến hóa” trái cây thành sinh tố, hay ăn kèm với sữa đặc có đường và đá bào để kích thích vị giác.

5. Ngũ cốc

Ngũ cốc là các loại hạt siêu dinh dưỡng với hàm lượng protein dồi dào như đậu xanh, gạo lứt, mè đen, mè trắng, đậu đen, đậu trắng…sẽ giúp bé phát triển cơ nạc toàn diện. Bên cạnh đó, ngũ cốc chứa nhiều chất chống oxy hóa, chất xơ và nhiều khoáng chất thiết yếu như: kẽm, sắt, canxi… Đây đều là các khoáng chất tham gia trực tiếp vào quá trình hoàn thiện cơ quan và giác quan của trẻ nhỏ, ngăn ngừa chứng suy dinh dưỡng, thấp còi và bệnh còi xương ở trẻ.

6. Khoai lang

Một trong những bữa phụ cho bé dễ làm nhất, được nhiều mẹ lựa chọn chính là món khoai lang luộc. Sở hữu hàm lượng tinh bột, chất đạm, vitamin A, vitamin C và mangan lớn, khoai lang giúp bé tăng cơ, tiêu hoá tốt, mắt sáng và tăng cường phát trí não. Hương vị thơm ngọt tự nhiên cùng kết cấu mềm dẻo khiến khoai lang được nhiều bé ưa thích.

Tham Khảo Thêm:  Cách làm thịt đông ngon, chuẩn vị miền Bắc

7. Khoai tây

Khoai tây có hàm lượng tinh bột, vitamin C, vitamin A và kali rất cao. Một củ khoai tây có thể cung cấp năng lượng cho bé tương đương một bữa ăn chính nên rất thích hợp làm món ăn phụ cho bé tăng cân.

Do đó nếu mẹ cho bé ăn bữa phụ bằng khoai tây thì có thể giảm một chút cháo hoặc bột ở bữa chính để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng ngày hôm đó. Tốt nhất, mẹ nên cho con ăn khoai tây luộc nghiền nhỏ thay vì khoai tây chiên để hạn chế hấp thu dầu mỡ không cần thiết.

Bữa phụ cho bé tăng cân, phát triển toàn diện theo độ tuổi

Bữa ăn phụ cho trẻ mới biết đi (1 – 3 tuổi)

Trong giai đoạn trẻ tập đi (1 – 3 tuổi), thể chất của bé có sự phát triển vượt trội. Lúc này, chiều cao của trẻ có thể tăng 8 – 10cm mỗi năm, cân nặng có thể tăng khoảng 2kg mỗi năm nên hệ cơ xương khớp của trẻ cần rất nhiều chất dinh dưỡng để phát triển. Do đó, việc bổ sung các món ăn phụ cho bé tăng cân vào giai đoạn này là hoàn toàn cần thiết.

Theo đó, nhóm chất dinh dưỡng không thể thiếu cho trẻ mới biết đi chắc chắn bao gồm đạm (protein), canxi, vitamin D3, sắt và kẽm. Mẹ có thể giúp bé bổ sung tất cả những chất trên bằng cách thiết kế bữa phụ cho bé cùng với sữa và các chế phẩm từ sữa.

Trong giai đoạn từ 1-3 tuổi, răng bé vẫn chưa phát triển cứng cáp và đầy đủ nên các loại hải sản, đậu và ngũ cốc mẹ có thể luộc rồi nghiền (giã nhỏ) cho bé ăn dặm, hoặc xây các loại hạt và đậu chung với nước để làm sữa đậu, sữa ngũ cốc cho bé.

Bữa ăn phụ cho trẻ mẫu giáo (3 – 5 tuổi)

Theo Tháp Dinh dưỡng hợp lý cho trẻ em từ 3 – 5 tuổi do Viện Dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam khuyến cáo, trẻ em trong giai đoạn mẫu giáo cần:

  • Ưu tiên thứ nhất: Nạp đủ chất bột đường có trong cơm, bánh mì, cháo, phở,…bởi giai đoạn này bé đã đi lớp mẫu giáo và có hoạt động nhiều hơn như chạy nhảy, hát múa cùng bạn bè. Việc ăn đủ tinh bột giúp bé có đủ năng lượng, tỉnh táo để hoạt động cả ngày dài.
  • Ưu tiên thứ hai: Ăn nhiều rau củ quả để có đủ chất xơ, vitamin và khoáng chất
  • Ưu tiên thứ 3: Ăn đủ lượng đạm đến từ thịt, cá, trứng, sữa
  • Ưu tiên cuối cùng: Ăn hạn chế chất béo, dầu mỡ có hại. Không nên ăn quá nhiều đường (như ăn kẹo dẻo, quà bánh, uống nước ngọt) cũng như không nên ăn quá mặn (các món mắm dành cho người lớn, các món ram mặn, xào mặn,…).

Độ tuổi này mặc dù bé đã ăn được cơm nhưng mẹ vẫn cần đảm bảo con uống đủ 400ml sữa hoặc 400g các chế phẩm từ sữa mỗi ngày theo khuyến cáo từ Bộ Y Tế. Theo đó, mẹ có thể làm thêm bánh flan ít ngọt, sữa chua, như là một bữa phụ cho bé ăn vào giờ ra chơi tại trường. Nếu bé ngán sữa chua, có thể thay thế bằng trái cây tươi đơn giản như chuối, nho, táo cắt lát.

Bữa ăn phụ cho trẻ trong độ tuổi đi học (6 – 11 tuổi)

Từ 6 tuổi trở đi là giai đoạn bé cần chế độ dinh dưỡng đầy đủ dưỡng chất nhất để “lấy đà” phát triển vào giai đoạn tiền dậy thì và dậy thì. Vì vậy các nhu cầu về năng lượng, canxi, protein, sắt, vitamin và các khoáng chất khác đều tăng lên gần như gấp đôi so với nhu cầu dinh dưỡng ở tuổi từ 3 – 5 tuổi.

Ỏ độ tuổi này, để phát triển toàn diện, Viện Dinh dưỡng Việt Nam khuyến cáo trẻ cần vận động ít nhất 60 phút / ngày bên cạnh một chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất. Do đó ngoài bữa sáng và tối (ăn tại nhà) cùng bữa trưa (ăn tại trường), mẹ nhất định cần thêm xây dựng thêm các bữa phụ cho bé để trẻ có đủ năng lượng cho cả ngày dài.

Giai đoạn này răng bé đã phát triển tương đối đầy đủ và cứng cáp, mẹ có thể cho bé ăn bữa phụ gồm thịt, cá, hải sản tùy ý (chẳng hạn như sushi cuộn, kimbap cuộn thịt, cá,…) hoặc các món salad trộn, trứng luộc, rau luộc, khoai luộc, trái cây tươi, sinh tố ít ngọt, chè các loại đậu (ít ngọt)…

Các mẹ cần lưu ý khi bữa phụ là món ngọt, cần hạn chế dùng đường cát trắng quá nhiều mà nên tận dụng vị ngọt tự nhiên của thực phẩm.

Bữa ăn phụ cho trẻ thanh thiếu niên (12 – 16 tuổi)

Đây là giai đoạn trẻ bước vào tuổi dậy thì cộng thêm áp lực bài vở đến từ chương trình học cấp 2, cấp 3 nặng nề nên mẹ cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để giúp con phát triển trí óc minh mẫn để học tập đạt hiệu quả cao.

Tham Khảo Thêm:  5 cách làm salad cá ngừ giàu dinh dưỡng cho mùa lễ hội cuối năm

Bên cạnh đó, dậy thì chính là “giai đoạn vàng” cuối cùng trong đời người để bé có thể tối ưu việc phát triển chiều cao bằng dinh dưỡng. Vì thế, mẹ cần bổ sung đủ bộ ba “Canxi – vitamin D3 – vitamin K2” vào bữa phụ của bé để ngăn ngừa tình trạng “mất oan” chiều cao vĩnh viễn do thiếu hụt các vi chất này:

  • Canxi: Có nhiều trong sữa, phô mai, sữa chua, các loại hạt, các loại đậu, ngũ cốc,…
  • Vitamin D3: Có nhiều trong cá hồi, cá trích, cá mòi, thịt heo, sữa ít béo.
  • Vitamin K2: Có nhiều trong rau cải có màu xanh đậm, lòng đỏ trứng, cá hồi, cá ngừ, cá thu,…

Lúc này con đã lớn và đủ nhận thức thì mẹ có thể hỏi ý kiến con về bữa phụ. Còn nếu con để mẹ quyết định thì:

  • Bữa phụ sáng: Bé có thể ăn trái cây hoặc yến mạch ngâm sữa tươi hay sữa chua.
  • Bữa phụ xế chiều: Bé có thể ăn salad trộn dầu giấm với vài lát cá hồi hay rau luộc cùng các loại sốt mè, sốt kem ít béo để kích thích vị giác.
  • Bữa phụ tối: Uống một cốc sữa trước khi đi ngủ.

Gợi ý cách làm bữa phụ cho bé đổi món, ngon miệng và tăng cân

Có rất nhiều cách làm bữa phụ cho bé khác nhau tùy thuộc vào sở thích và sự khéo tay của mẹ. Sau đây Nutrihome sẽ giới thiệu đến mẹ cách làm 3 món ăn phụ cho bé tăng cân vừa đơn giản vừa đầy đủ dưỡng chất:

1. Pancake yến mạch

Nếu bé đã quá ngán ăn yến mạch với sữa chua, bạn có thể “biến tấu” yến mạch thành một dạng bánh kếp rán thơm ngon với sự trợ giúp từ chút bột mì và bột nở.

Nguyên liệu: 50g yến mạch, 1g bột nở và 1 quả chuối, 1 quả trứng gà, 2g bột mì.

Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Mẹ cho yến mạch vào nước ngâm khoảng 30 phút cho mềm để dễ xay. Trong thời gian ngâm tiến hành thay nước 2 lần cho hết nhớt.
  • Bước 2: Cho bột mì, bột nở vào trộn đều cùng với nhau.
  • Bước 3: Mẹ cắt chuối thành miếng nhỏ rồi cho vào máy xay nhuyễn cùng với yến mạch đã ngâm.
  • Bước 4: Đập vỡ trứng gà và tách lấy nguyên phần lòng đỏ cho vào bát chuối, yến mạch, bột nở, bột mì.
  • Bước 5: Tiến hành lọc hỗn hợp qua rây để chất chất lỏng sánh mịn. Nếu bé lớn và ăn dặm tốt thì có thể bỏ qua bước này.
  • Bước 6: Mẹ bắc lên bếp chảo chống dính, cho chút dầu lau sơ qua rồi dùng muỗng múc bột đổ vào. Sau khi lớp mặt bánh xe lại và nổi bong bóng thì lật mặt còn lại xuống.
  • Bước 7: Đem bánh ra đĩa, trình bày thêm hoa lá rồi cho bé ăn.

2. Bánh flan

Bánh flan với vị bùi béo đặc trưng mang hương thơm từ trứng, chinh phục vị giác cả người lớn lẫn trẻ em, thích hợp là món ăn phụ cho bé tăng cân hiệu quả.

Nguyên liệu gồm có: 100ml sữa tươi, 2 lòng đỏ trứng gà ta, 20g đường và chiết xuất vani.

Cách thức thực hiện:

  • Bước 1: Mẹ đập trứng sau đó chỉ tách lấy phần lòng đỏ để làm bánh.
  • Bước 2: Đun sữa tươi đến 80-90 độ C (không để sữa sôi) rồi từ từ đổ sữa vào trứng, vừa đổ vừa khuấy đều tay theo một chiều (không nên đổi chiều vì sẽ làm trứng sẽ kết tủa).
  • Bước 3: Mẹ lọc hỗn hợp trứng sữa mới khuấy qua dây lọc khoảng 3 lần để thật mịn khi làm bánh flan sẽ đẹp hơn và ăn ngon hơn.
  • Bước 4: Rót hỗn hợp vừa lọc được vào hũ thuỷ tinh và đem đi hấp cách thuỷ. Khi hấp nên phủ khăn lên để bánh chín không bị rỗ.

3. Đậu hũ non hạt sen sốt bơ

Đậu hũ non chứa nhiều đạm. Hạt sen chứa nhiều canxi, magie, kali và phốt pho trong khi quả bơ lại chứa nhiều vitamin C, E, K, cùng hàm lượng cao chất béo tốt như Omega 3…Do đó, có thể nói món đậu hũ non hạt sen sốt bơ đích thực là món ăn phụ cho bé tăng cân hiệu quả mà nhiều mẹ đang kiếm tìm.

Nguyên liệu bao gồm: 50g hạt sen, 100ml nước lọc, nửa quả bơ.

Cách làm cụ thể:

  • Bước 1: Hạt sen mẹ rác đôi, bỏ tim sen đi rửa sạch và ngâm trong nước khoảng 30 phút. Nếu dùng hạt sen khô thì ngâm 4 – 5 tiếng.
  • Bước 2: Đem hạt sen đi xay cùng nước lọc.
  • Bước 3: Lọc hỗn hợp mới xay qua rây bỏ bã.
  • Bước 4: Đun hỗn hợp mới lọc được trên bếp lửa nhỏ đến khi sệt lại thì tắt bếp đổ ngay ra khuôn.
  • Bước 5: Cho khuôn vào tủ lạnh ngăn mát để khoảng 3 giờ cho tạo hình. Khi nào ăn thì nghiền bơ rồi cho bánh sen ra ăn kèm.

Trên đây là gợi ý thực đơn bữa phụ cho bé đơn giản, dễ làm được nhiều mẹ quan tâm. Nếu mẹ vẫn gặp khó khăn trong việc áp dụng thực hiện thì có thể tham khảo dịch vụ Tiết chế và thiết kế thực đơn theo yêu cầu tại Nutrihome. Dịch vụ sẽ cung cấp cho mẹ thực đơn và cách chế biến ngon miệng, cân bằng và đủ dưỡng chất. Các thông tin trình bày chi tiết, cụ thể, rõ ràng và khoa học nhất để mẹ dễ dàng thực hiện cho bé.

Nutrihome đã chia sẻ với mẹ về tầm quan trọng của bữa phụ cho bé đồng thời giới thiệu một số món ăn giàu dinh dưỡng thích hợp cho bữa ăn này. Hy vọng những thông tin đó sẽ hữu ích và được mẹ áp dụng. Nutrihome xin chúc bé thật mạnh khỏe, ăn mau chóng lớn và chúc mẹ thành công trên hành trình nuôi dưỡng con yêu.

Related Posts

Cách Làm Mực Xào Sa Tế Cay Nồng Ngon Khó Cưỡng

Video cách làm món mực xào sa tế ngon Cách làm mực xào sa tế cay nồng, hấp dẫn sẽ giúp bạn có thêm một món ăn…

Cách làm khoai môn chiên nước mắm và chiên giòn ngon

Video cách làm món khoai môn chiên Vị bùi bùi, thơm phức của khoai môn chiên nước mắm và khoai môn chiên giòn được rất nhiều yêu…

Chế biến món sườn sụn rang muối

Video cách làm món sườn sụn rang muối nha hang Hướng dẫn cách làm món sườn sụn rang muối giòn sần sật:Có thể bạn quan tâm Cách…

Cách Làm Sandwich Cuộn Xúc Xích Chiên Xù Thơm Ngon Đặc Biệt

Video cách làm món sandwich cuộn Chỉ với 15 phút sẽ có ngay món sandwich cuộn xúc xích chiên xù thơm ngon để cả nhà cùng nhau…

Cách Làm Bánh Nậm Huế Nóng Hổi Thơm Ngon Tuyệt Vời Cho Cả Nhà

Video cách làm món bánh nậm huế Bánh nậm là món bánh truyền thống của Huế rất được ưa thích nhờ hương vị thơm ngon, dễ ăn….

Cách làm gỏi tôm sống kiểu Thái chuẩn vị cay xoắn lưỡi

Video cách làm món nộm tôm thái Xem ngay cách làm món gỏi tôm sống kiểu thái với thịt tôm dai ngon, tươi ngọt, thấm đẫm vị…

Menu