Trao Đổi Với Dân Làng Trong Minecraft

Video cách làm món ốc trong minecraft

Trading hay còn gọi là trao đổi đồ với dân làng, là giao dịch giữa người chơi và dân làng bằng viên ngọc lục bảo. Khi bạn cho dân làng số lượng ngọc lục bảo họ yêu cầu, dân làng sẽ cho bạn lại những món đồ giá trị của họ.

Trên phiên bản mới, có rất nhiều loại dân làng mới mà mỗi loại dân làng lại trao đổi những món đồ khác nhau.

Vậy, bạn đã biết hết các loại dân làng chưa? Trading với họ cần bao nhiêu ngọc lục bảo nhỉ? Cũng như cách để biến họ trở thành loại dân làng mà bạn muốn trao đổi?

Trong bài viết này chúng ta sẽ cũng nhau tìm hiểu nhé!

Tìm hiểu về dân làng

Ở phiên bản dưới -1.14, dân làng chỉ có 1 loại duy nhất và tất cả đồ trao đổi đều ngẫu nhiên. Tuy nhiên, trên phiên bản 1.14+ mọi thứ đã hoàn toàn khác.

Đầu tiên, phải kể đến số lượng dân làng cực kỳ cực kỳ nhiều.

Nếu kể tổng cả tất cả các địa hình, tổng số dân làng sẽ là 105 bao gồm 7 địa hình khác nhau như sa mạc, rừng rậm, trảng cỏ, tuyết, đầm lầy, rừng taiga và đồng bằng.

Trao đổi với dân làng

Thông thường, dân làng sẽ cho phép bạn trao đổi 10 vật phẩm. Tuy nhiên, trên phiên bản điện thoại có đôi chút khác chỉ cho phép bạn trao đổi từ 8-10 vật phẩm, nếu xui thì bạn chỉ có thể trao đổi 8 vật phẩm.

Người chơi có huy hiệu anh hùng của làng sẽ được giảm giá ngọc lục bảo khi trao đổi, huy hiệu càng cao càng giảm được nhiều. Với huy hiệu cấp độ VII có thể giảm 98.75%.

Khi nói chuyện với dân làng không có ngành nghề chúng sẽ từ chối trao đổi và lắc lắc lắc cái đầu! Mình sẽ chỉ cho bạn cách dạy nghề cho dân làng ở phần kế tiếp.

Cách cho dân làng học nghề

Để dạy cho dân làng học nghề, người chơi chỉ việc đặt cạnh dân làng những khối đồ vật mà họ yêu thích thì họ sẽ trở thành người cực giỏi trong một ngành nghề nào đó.

Mỗi khối tương ứng sẽ tạo ra ngành nghề khác nhau, từ làm giáp, ngư dân, nông dân cho đến thủ thư, người làm đồ da … v.v

Ví dụ mình sẽ đặt thùng ủ phân kế bên một người dân, và anh ta sẽ trở thành một anh nông dân chăm chỉ. Trong phần tiếp theo sẽ có tất cả ngành nghề mà dân làng có thể học.

Tham Khảo Thêm:  Cách làm nem chua rán Hà Nội ngon khó cưỡng nhất định bạn phải thử

Cách đổi nghề cho dân làng

Chỉ cần phá khối mà bạn đã dạy cho dân làng học nghề trước đó là có thể hủy bỏ nghề hiện tại sau đấy đặt khối mà bạn muốn đổi nghề cho dân làng, tuy nhiên khi đã trao đổi đồ rồi thì bạn không thể đổi nghề cho dân làng được nữa.

Cách mở khóa trao đổi đồ

Khi đã tới một mức giới hạn dân làng sẽ không cho phép bạn giao dịch đồ với họ nữa (xem mức giới hạn ở phần tiếp theo), nó sẽ hiện một dấu X màu đỏ trên khung giao dịch. Vậy câu hỏi đặt ra là có thể mở khóa để giao dịch trao đổi đồ thêm không?

Câu trả lời là có!

Vật phẩm đã bị cấm trao đổi do trao đổi quá nhiều lần.

Việc của bạn cần làm là ngồi chờ một lúc, đừng phá khối mà bạn đã dạy nghề cho anh ta. Sau thời gian chờ đợi bạn sẽ thấy dân làng tiến lại chỗ khối để làm việc, khi hoàn thành sẽ có một chút hiệu ứng xanh lá bay lên.

Và cứ liên tục lặp lại như thế cho đến khi dân làng hoàn thành công việc của mình, lúc đấy là bạn có thể trao đổi đồ lại rồi!

Lưu ý, mỗi ngày trong game chỉ có thể mở khóa được 2 lần.

Cấp độ của dân làng khi trao đổi

Được chia thành 5 cấp độ, mỗi loại cấp độ lại cho phép bạn trao đổi với những vật phẩm khác nhau. Cấp độ càng cao thì giá trị của vật phẩm càng hiếm và quý giá.

Khi lên cấp độ, chúng sẽ thay đổi huy ở dưới lưng quần và kèm theo hiệu ứng khói hồng.

Thú vị phải không nào? Bạn có thể xem thêm video về dân làng do chính Mojang làm tại đây:

14 loại ngành nghề của dân làng trong Minecraft

Dưới đây sẽ là các loại ngành nghề của dân làng trong Minecraft, mỗi một loại sẽ có một khối dụng cụ riêng. Vì thế bạn hãy xem thật kĩ để biết các loại khối phù hợp tương ứng với các ngành nghề nhé!

Thợ làm giáp (Armorer)

Khi ở gần dân làng có lò luyện kim nó sẽ trở thành thợ làm giáp.

Thợ giết mổ (Butcher)

Khi ở gần dân làng có lò hun khói nó sẽ trở thành thợ giết mổ.

Người vẽ bản đồ (Cartographer)

Khi ở gần dân làng có bàn vẽ bản đồ nó sẽ trở thành người vẽ bản đồ.

Linh mục (Cleric)

Khi ở gần dân làng có giàn pha thuốc nó sẽ trở thành linh mục.

Nông dân (Farmer)

Khi ở gần dân làng có thùng ủ phân nó sẽ trở thành nông dân.

Ngư dân (Fisherman)

Khi ở gần dân làng có thùng nó sẽ trở thành ngư dân.

Thợ làm cung tên (Fletcher)

Khi ở gần dân làng có bàn làm cung tên nó sẽ trở thành thợ làm cung tên.

Thợ làm đồ da (Leatherworker)

Khi ở gần dân làng có vạc nó sẽ trở thành thợ làm đồ da.

Thủ thư (Librarian)

Khi ở gần dân làng có bục để sách nó sẽ trở thành thủ thư.

Thợ nề (Mason)

Khi ở gần dân làng có máy cắt đá nó sẽ trở thành thợ nề.

Người chăn cừu (Shepherd)

Khi ở gần dân làng có khung cửi nó sẽ trở thành người chăn cừu.

Thợ công cụ (Toolsmith)

Khi ở gần dân làng có bàn rèn nó sẽ trở thành thợ công cụ.

Thợ vũ khí (Weaponsmith)

Khi ở gần dân làng có đá mài nó sẽ trở thành thợ vũ khí.

Thương nhân lang thang (Wandering)

Khác với các loại dân làng thông thường, thương nhân lang thang thường xuất hiện ngẫu nhiên quanh người chơi. Hắn ta cho phép người chơi trao đổi những vật phẩm từ dễ tìm thấy cho đến khó tìm thấy như vỏ ốc anh vũ, băng xanh… v.v

Bạn có thể xem thêm về thương nhân lang thang tại bài viết: https://noirpvp.com/mobs/#Thuong-nhan-lang-thang

Dưới đây sẽ là danh sách trao đổi của thương nhân lang thang, nhìn từ trái sang phải và số lượng trao đổi mình đã gộp chung với tên.

Tham Khảo Thêm:  Cách làm lẩu gà lá é Đà Lạt cực thơm ngon, ăn là nghiện

Chú thích

  • [PC]: Chỉ có thể trao đổi trên phiên bản máy tính.
  • [PE]: Chỉ có thể trao đổi trên phiên bản điện thoại và tay cầm.
  • [1]: Số lần bạn có thể giao dịch với dân làng, ví dụ trong bảng ghi là 12 thì bạn chỉ có thể giao dịch được 12 lần.
  • [2]: Kinh nghiệm trao đổi với dân làng, giúp tăng cấp độ của dân làng từ -> . Tuy nhiên, sau cấp độ cuối dân làng không thể nhận thêm kinh nghiệm.
  • [3]: Vật phẩm màu tím là những vật phẩm có phù phép, ngẫu nhiên cấp độ.
  • [4]: Trang bị bằng da sẽ ngẫu nhiên màu.
  • [B]: Thuyền sẽ khác nhau do phụ thuộc vào địa hình mà dân làng đang ở, bạn có thể nhìn vào những cái cây gần đó để biết được dân làng muốn trao đổi chiếc thuyền nào.
  • [T]: Ngẫu nhiên hiệu ứng cấp độ I hoặc II, và đôi khi nó cũng không có bất cứ hiệu ứng gì.

Cách tạo dân làng trao đổi theo ý muốn bằng khối lệnh

Ngoài những món đồ trao đổi ở trên, bạn cũng có thể tự làm dân làng bán đồ theo ý mình. Đầu tiên, truy cập trang digminecraft.com, và chọn phiên bản bạn muốn tạo dân làng như hình dưới.

Tên

Tiếp theo, chọn một cái tên cho dân làng của bạn.

Tự nhiên trong đầu mình nhớ đến tàu bảy bảy trong Dragonball nên mình đặt là chú bảy luôn cho nhanh =)).

Loại dân làng

Tiếp theo, chọn loại dân làng, cấp độ và địa hình.

– Profession:

  • Armorer: Thợ làm giáp
  • Butcher: Thợ giết mổ
  • Cartographer: Người vẽ bản đồ
  • Cleric: Linh mục
  • Farmer: Nông dân
  • Fisherman: Ngư dân
  • Fletcher: Thợ làm cung tên
  • Leatherworker: Thợ làm đồ da
  • Librarian: Thủ thư
  • Mason: Thợ nề
  • Shepherd: Người chăn cừu
  • Toolsmith: Thợ công cụ
  • Weaponsmith: Thợ vũ khí

– Level: Cấp độ gồm 5 loại:

  • Novice: Nghiệp dư.
  • Apprentice: Tập sự.
  • Journeyman: Thành thạo.
  • Expert: Chuyên gia.
  • Master: Bậc thầy.
  • No Default Trades: Mặc định.

– Biome: Địa hình, gồm 7 loại:

  • Plains: Đồng bằng.
  • Taiga: Rừng taiga (thường có cây vân sam).
  • Savanna: Trảng cỏ (thường có cây xiêm gai).
  • Jungle: Rừng rậm.
  • Desert: Sa mạc.
  • Snow: Tuyết.
  • Swamp: Đầm lầy.

– 4 loại tùy chỉnh dân làng:

  • Invulnerable: Bất tử, dân làng không thể chết.
  • Persistent: Ngăn chặn dân làng biến mất khi di chuyển ra xa.
  • Silent: Im lặng, không tạo ra bất cứ tiếng động nào kể cả khi trao đổi.
  • NoAI: Đứng im, không di chuyển hay làm bất cứ hành động gì.

Ở phần này chỉ giúp dân làng có trang phục đẹp thôi chứ chả có tác dụng gì nhiều.

Vật phẩm trao đổi

Tiếp theo là vật phẩm trao đổi của dân làng.

Phần này rất nhiều thứ, hãy đọc thật kĩ từ trên xuống dưới trước khi chọn!

– Select the Trade Options -> Enter Max Uses: x (x là con số), tổng số lần có thể trao đổi.

Don’t reward XP when trade is completed: Nếu chọn, khi trao đổi sẽ không nhận được điểm kinh nghiệm.

– Select up to 2 Buy Items: Vật phẩm yêu cầu, nằm bên trái trong khung trao đổi.

Bạn có thể tìm thấy tên tất cả vật phẩm bằng tiếng anh tại đây.

Item 1: Vật phẩm đầu tiên, chọn tên vật phẩm bằng tiếng anh.

Tham Khảo Thêm:  Bật mí cách chế biến món ngon quên lối về với Tôm chua Huế

Item 2: Vật phẩm thứ 2, cũng chọn tên vật phẩm bằng tiếng anh.

Quantity: Số lượng

– Select the Sell Item: Vật phẩm nhận được, nằm bên phải trong khung trao đổi.

Item: Vật phẩm nhận được khi trao đổi, chọn tên vật phẩm bằng tiếng anh.

Quantity: Số lượng.

Name: Tên vật phẩm.

Lore: Dòng mô tả hay còn gọi là dòng truyền thuyết, thường nằm bên dưới dòng phù phép.

Trong tên vật phẩm và dòng mô tả, bạn có thể dùng mã màu.

Ví dụ:

  • Name: &6Chú bảy
  • Lore: &bChú bảy số một không ai số hain&eokokok.

– Add Sell Item Enchantments (optional): Thêm phù phép vào vật phẩm nhận được, bạn có thể không thêm cũng được vì đây là mục tùy chọn.

Bạn có thể tìm thấy tên phù phép bằng tiếng anh tại bài viết: noirpvp.com/phu-phep/.

Đây chỉ là món đồ đầu tiên, nếu bạn muốn tạo thêm nhiều món đồ khác nhấn vào “New Trade” và làm tương tự như trên. Nghe thì có vẻ rất khó nhưng khi làm được 1 lần rồi thì sẽ thấy rất dễ.

Phewww, dòng này khá dài nhỉ và cũng là dòng quan trọng nhất rồi đấy.

Tọa độ (tùy chọn)

Tiếp theo là những tùy chọn, nếu bạn không làm gì cũng chả có vấn đề gì cả.

– Select a Position where the Villager will Spawn: Chọn tọa độ mà bạn muốn dân làng xuất hiện.

Positioning: Có 2 loại là “Khoảng (Relative) và Cố định (Absolute)”, nếu bạn chọn khoảng nó sẽ thả dân làng ở khoảng giữa tọa độ mà bạn chọn. Còn nếu chọn cố định thì nó sẽ thả dân làng tại đúng tọa độ mà bạn chọn.

X: Tọa độ x, mặc định là 0 xuất hiện ngay chỗ sử dụng lệnh.

Y: Tọa độ y, mặc định là 1 để dân làng không bị kẹt.

Z: Tọa độ z, mặc định là 0 xuất hiện ngay chỗ sử dụng lệnh.

F3 lên có tọa độ x,y,z chính là nó đấy.

Tiếp theo, cũng là một tùy chọn nhưng rất thú vị nhé.

Ở phần này, cũng có 3 tọa độ x,y,z như trên nhưng nó là hành động kêu dân làng bạn di chuyển tới tọa độ mà bạn đã chọn.

Ví dụ mình chọn tọa độ là 123x 3y 321z thì dân làng sẽ di chuyển dần dần đến tọa độ đó.

Tiếp!

Ở mục này, bạn sẽ được phép chọn cho dân làng nhìn vào hướng nào.

– yRot: Có 4 loại tọa độ:

  • 0 = hướng Nam (South).
  • 90 = hướng Tây (West).
  • 180 = hướng Bắc (North).
  • 270 = hướng Đông (East)

– xRot: Có 3 loại tọa độ:

  • 0: nhìn thẳng
  • 90: hướng mặt xuống đất
  • -90: hướng mặt lên trời

Ví dụ mình sẽ nhập yRot là 45 và Xrot là -90, thì dân làng sẽ quay sang hướng Tây Nam và ngửa mặt lên trời. Kết hợp với NoAI ở phía trên thì nó đứng im luôn, nghe hay phết nhỉ?

Chơi với bạn bè là hết sảy con bà bảy :))

Hiệu ứng thuốc cho dân làng (tùy chọn)

Okay, tiếp phần cuối cùng rồii.

Đây cũng là mục tùy chọn, ở đây bạn có thể cho dân làng của bạn hiệu ứng thuốc. Nếu không chọn thì dân làng sẽ không có thuốc, vậy thôi.

Còn tên các loại thuốc thì… dài quá mình không dịch nổi đâu :(. Chịu khó tự tìm hiểu nhé <3.

Triệu hồi dân làng bằng khối lệnh

Xonggg, vậy là xong rồi đấy. Bây giờ nhấn vào nút “Generate Command” như ở bên dưới hình.

Nó sẽ hiện thị dòng lệnh ở trên, tuy nhiên bạn cần phải có khối lệnh (command block) để có thể xài lệnh này. Gõ /give @s minecraft:command_block là nhận được khối lệnh.

Sau đấy, copy vào khối lệnh và chạy khối lệnh đó bằng mạch đá đỏ hay nút bấm đều được.

Đấy, thấy gì chưa. Chú bảy của mình xuất hiện rồi này!

Kiểm tra xem đồ trao đổi đúng không nào!

Okay, vậy là xong!

Sau khi tạo được con đầu tiên, mình tin là bạn có thể tạo được nhiều con khác một cách dễ dàng. Nếu không hiểu cứ xem lại từ từ là được, mình đã giải thích mọi thứ rất chi tiết rồi đấy.

Kết

Hi vọng qua bài viết này, bạn đã biết các loại vật phẩm trao đổi với dân làng cũng như các loại dân làng trong Minecraft, và đặc biệt hơn cũng biết cách tự tạo cho mình một dân làng trao đổi theo sở thích của mình. Hãy tạo nên một thành phố tuyệt đẹp với những anh chàng nông dân.

Related Posts

Cách Làm Mực Xào Sa Tế Cay Nồng Ngon Khó Cưỡng

Video cách làm món mực xào sa tế ngon Cách làm mực xào sa tế cay nồng, hấp dẫn sẽ giúp bạn có thêm một món ăn…

Cách làm khoai môn chiên nước mắm và chiên giòn ngon

Video cách làm món khoai môn chiên Vị bùi bùi, thơm phức của khoai môn chiên nước mắm và khoai môn chiên giòn được rất nhiều yêu…

Chế biến món sườn sụn rang muối

Video cách làm món sườn sụn rang muối nha hang Hướng dẫn cách làm món sườn sụn rang muối giòn sần sật:Có thể bạn quan tâm Cách…

Cách Làm Sandwich Cuộn Xúc Xích Chiên Xù Thơm Ngon Đặc Biệt

Video cách làm món sandwich cuộn Chỉ với 15 phút sẽ có ngay món sandwich cuộn xúc xích chiên xù thơm ngon để cả nhà cùng nhau…

Cách Làm Bánh Nậm Huế Nóng Hổi Thơm Ngon Tuyệt Vời Cho Cả Nhà

Video cách làm món bánh nậm huế Bánh nậm là món bánh truyền thống của Huế rất được ưa thích nhờ hương vị thơm ngon, dễ ăn….

Cách làm gỏi tôm sống kiểu Thái chuẩn vị cay xoắn lưỡi

Video cách làm món nộm tôm thái Xem ngay cách làm món gỏi tôm sống kiểu thái với thịt tôm dai ngon, tươi ngọt, thấm đẫm vị…

Menu