Cách chế biến nhau thai bò

Video cách làm món rau bò đẻ

Khi đời sống kinh tế khá giả, con người được chăm sóc chu đáo, ăn ngon, mặc đẹp thì nhu cầu sử dụng những loại thuốc đặc biệt, chống lão hóa, nâng cao tuổi thọ để bảo vệ sức khỏe là điều tất yếu. Chính vì vậy, những năm gần đây chúng ta thấy nở rộ các sản phẩm thuốc bổ, thực phẩm chức năng, thậm chí nhau thai của sản phụ (rau bà đẻ) cũng được sử dụng là “thần dược” chữa bách bệnh. Vậy thực hư tác dụng của nhau thai là gì? Sử dụng nhau thai có tốt cho sức khỏe không?

Nhau thai bò là gì?

Nhau thai hay còn được biết đến là “Tử hà sa” trong Y học cổ truyền, là một cơ quan nội tạng có trong tử cung của người mẹ và một số động vật có vú khi ở giai đoạn mang thai. Nhau thai có nhiệm vụ bảo vệ và nuôi dưỡng bào thai. Chúng có hình dạng giống lá sen, trên bề mặt sẽ nổi lên những mạch máu, tạo thành một màu hồng đậm.

Nhau thai là cơ quan liên kết giữa người mẹ và em bé khi còn là bào thai. Chúng phát triển cùng với thai nhi với các thành phần cấu tạo chính bao gồm: Nước, chất đạm, axit amin, vitamin,…Không chỉ vậy, Các chất dinh dưỡng và oxygen được truyền từ máu mẹ đến bào thai qua nhau thai. Chính vì thế, có thể nói, nhau thai là một phần thiết yếu của thai kỳ.

Xem thêm: Cách luộc cá ngon

Vì sao người ta lại dùng nhau thai làm thuốc?

Đối với con người, em bé sống được trong tử cung người mẹ 9 tháng 10 ngày cho đến khi sinh nở là nhờ các giá trị dinh dưỡng từ nhau thai. Nhau thai ở động vật cũng vậy, chứa nhiều chất dinh dưỡng và có thể bù đắp sự mất dưỡng chất trong thai kỳ, nhất là sắt. Chính vì vậy, động vật có vú sau khi sinh con thường ăn nhau thai.

Tham Khảo Thêm:  Học ngay những bí quyết làm rau củ kho chay thơm ngon, hấp dẫn

Từ các cơ sở trên, người ta lý luận rằng nhau thai có giá trị dinh dưỡng cao, rất tốt cho sức khỏe. Đây là một trong những lý do người ta sử dụng nhau thai để làm thuốc bổ.

Tính chất

  • Vị ngọt mặn.
  • Tính ấm…

Công dụng

  • Bổ khí.
  • Dưỡng huyết.
  • Ích tinh.

Tác dụng chữa bệnh

  • Chữa các chứng bệnh suy nhược, gầy yếu.
  • Chữa đau nhức trong xương.
  • Chữa hen suyễn, ho ra máu.
  • Chữa ra mồ hôi trộm.
  • Chữa di tinh, liệt dương.
  • Hỗ trợ phụ nữ thiếu máu, muộn con, thiếu sữa sau khi sinh nở…

Các sản phẩm nhau thai trên thị trường

  • Nhau thai tươi.
  • Nhau thai khô đã qua chế biến.
  • Nhau thai “giả” (nhau thai động vật)…

Người dân sử dụng nhau thai như thế nào?

  • Ngâm rượu.
  • Ngâm thuốc.
  • Chế biến món ăn: rán với trứng, hấp cách thủy…

>> Xem thêm: Cách làm thịt mèo rừng nấu giả cầy

Vì sao không nên ăn nhau thai?

  • Nhau thai không phải là một sản phẩm chữa bệnh trên thị trường (không được sự đồng ý của Bộ Y Tế và các cơ quan chức năng).
  • Việc mua bán nhau thai hoàn toàn tự phát, trôi nổi, kỹ thuật xử lý nhau thai trên thị trường không đảm bảo theo yêu cầu của Bộ Y Tế (việc lựa chọn, xử lý… nhau thai chỉ được tiến hành ở bệnh viện).
  • Do nhau thai là nơi ngăn cản các độc tố từ cơ thể mẹ đi vào bào thai, vì vậy không loại trừ khả năng độc tố còn nằm lại ở nhau thai.
  • Không kiểm soát được nguồn bệnh truyền nhiễm qua nhau thai, dễ lây các bệnh như viêm gan siêu vi, HIV/AIDS…
Tham Khảo Thêm:  Cách làm bê tái chanh mềm ngon đãi gia đình cuối tuần

*

  • Nhiễm khuẩn.
  • Gây đột biến.
  • Ung thư.
  • Các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa.
  • Nhiễm vi trùng, vi khuẩn, virus, ký sinh trùng…
  • Lây bệnh di truyền.
  • Lây nhiễm virus viêm gan B, C…

Có thể bạn quan tâm: Cách luộc thịt bê ngon, mềm, thơm đơn giản tại nhà

Kết quả nghiên cứu về giá trị của nhau thai

Nghiên cứu từ Tiệp Khắc năm 1954 cho thấy uống bổ sung các chế phẩm có nguồn gốc từ nhau thai giúp tăng tiết sữa. Tuy vậy, cho đến nay đã gần 60 năm, nghiên cứu này vẫn chưa được nhân rộng.

Một nghiên cứu từ năm 1980 báo cáo trong chuyên san Journal of Reproduction and Fertility cho thấy: chuột ăn nhau thai sau khi sinh có thể làm thay đổi mức độ hormone ở chuột. Tuy nhiên, sự thay đổi hormone này không đem lại ứng dụng lâm sàng nào.

Còn rất nhiều nghiên cứu khoa học khác về nhau thai nhưng đa phần “giữa đường gãy gánh” vì các giá trị tôn giáo, văn hóa và cả giá trị khoa học.

Theo: TS-BS Huỳnh Thị Thu Thủy – PGĐ bệnh viện Từ Dũ TP.HCM

Theo quy định của Bộ Y tế nhau thai thuộc chất thải giải phẫu trong nhóm chất thải lây nhiễm trong các loại chất thải y tế. Vì vậy, người dùng nhau thai rất nguy hiểm vì có thể lây nhiễm cả virút viêm gan B, HIV, rubella… Virus HIV và viêm gan B chỉ bất hoạt ở nhiệt độ cao và kéo dài. Trong khi thời gian chế biến món ăn, thức uống từ nhau thai ngắn, nhiệt độ không cao nên virus khó bị tiêu diệt, việc lây nhiễm hoàn toàn có thể xảy ra.

Lương y Đinh Công Bảy – Tổng Thư ký Hội Dược liệu TP.HCM

>> Xem thêm: Cách chế biến thịt ghẹ đông lạnh

Tham Khảo Thêm:  Bật mí 3 cách làm khoai tây nghiền mềm mịn, thơm béo, càng ăn càng nghiện

Tử hà xa là một loại thuốc bổ đông y. Người xưa sử dụng nhau thai thường khuyên lấy từ người mẹ khỏe mạnh sinh ra đứa con khỏe mạnh, không cần làm xét nghiệm.

Ngày nay, y học phát hiện ra nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, nên tử hà xa làm từ nhau thai không rõ nguồn gốc, người mẹ bị viêm nhiễm thai, bệnh về đường máu… thì có nguy cơ cho sức khỏe người dùng rất lớn.

Theo: Lương y Nguyễn Xuân Hướng, Hội Đông y Việt Nam

Theo y học cổ truyền thì nhau thai có công dụng bổ khí, dưỡng huyết, ích tinh, thường dùng để chữa các chứng bệnh suy nhược, gầy yếu, di tinh, liệt dương, phụ nữ thiếu máu, muộn con, thiếu sữa sau khi sinh nở…

Tuy nhiên, cho đến nay chưa có một công trình nghiên cứu nào chứng minh được điều này và nhau thai cũng chỉ bổ dưỡng như thịt gà, thịt bò… Thậm chí, nhau thai nếu không được xử lý đúng cách thì người dùng còn dễ bị nhiễm khuẩn, lây bệnh di truyền, đặc biệt là nhiễm virus viêm gan B, C, nhiễm khuẩn.

Việc sử dụng nhau thai khó có thể đảm bảo độ an toàn cho tính mạng người sử dụng, nhất là nhau thai không rõ nguồn gốc. Tại các bệnh viện phụ sản, nhau thai được phân loại như một chất thải y tế để đưa đi tiêu hủy.

Nếu dùng nhau thai không được an toàn làm thuốc sẽ rất nguy hiểm cho sức khỏe. Trong khi đó, thực chất nhau thai không có công dụng như lời đồn và hiện nay, đã có nhiều vị thuốc thay thế nên nhau thai ít được sử dụng làm vị thuốc hơn.

Lời kết

Trước đây Việt Nam có chế phẩm từ nhau thai nhưng đến nay đã ngừng sản xuất. Hiện, các chế phẩm được bào chế từ tạng liệu đã được thế giới khuyến cáo không nên dùng vì không có bằng chứng khoa học cụ thể.

Nhau thai không an toàn không giúp cải thiện sức khỏe mà còn gây nguy hiểm, thậm chí đe dọa tính mạng của con người. Ngoài các bệnh truyền nhiễm thì người ăn nhau thai còn có nguy cơ mắc rất nhiều bệnh khác như gây đột biến, ung thư, các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, nhiễm vi trùng, vi khuẩn, virus, ký sinh trùng… Vì vậy, Bộ Y Tế khuyến cáo người dân không nên sử dụng nhau thai.

Related Posts

Cách Làm Mực Xào Sa Tế Cay Nồng Ngon Khó Cưỡng

Video cách làm món mực xào sa tế ngon Cách làm mực xào sa tế cay nồng, hấp dẫn sẽ giúp bạn có thêm một món ăn…

Cách làm khoai môn chiên nước mắm và chiên giòn ngon

Video cách làm món khoai môn chiên Vị bùi bùi, thơm phức của khoai môn chiên nước mắm và khoai môn chiên giòn được rất nhiều yêu…

Chế biến món sườn sụn rang muối

Video cách làm món sườn sụn rang muối nha hang Hướng dẫn cách làm món sườn sụn rang muối giòn sần sật:Có thể bạn quan tâm Đậu…

Cách Làm Sandwich Cuộn Xúc Xích Chiên Xù Thơm Ngon Đặc Biệt

Video cách làm món sandwich cuộn Chỉ với 15 phút sẽ có ngay món sandwich cuộn xúc xích chiên xù thơm ngon để cả nhà cùng nhau…

Cách Làm Bánh Nậm Huế Nóng Hổi Thơm Ngon Tuyệt Vời Cho Cả Nhà

Video cách làm món bánh nậm huế Bánh nậm là món bánh truyền thống của Huế rất được ưa thích nhờ hương vị thơm ngon, dễ ăn….

Cách làm gỏi tôm sống kiểu Thái chuẩn vị cay xoắn lưỡi

Video cách làm món nộm tôm thái Xem ngay cách làm món gỏi tôm sống kiểu thái với thịt tôm dai ngon, tươi ngọt, thấm đẫm vị…

Menu